Lịch sử

HỌ PHẠM KIỀU

Quê hương ta ở thôn Lục Nộn, xã Lý Nhân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Trong Gia phả không ghi quê hương trước đó, nên xem địa danh trên là quê hương của họ ta.

Cổng làng Nộn Khê, Ninh Bình

Trong lời tựa Gia phả (Lý dịch) do ông Tú tài Phạm Đình Mỹ viết bằng chữ Hán. Thì họ Phạm ta vốn là họ Kiều. Do quá trình thay đổi nay gọi là họ Phạm.

Nguyên nhân của việc thay đổi không ai biết rõ. Chỉ nghe các cụ truyền miệng từ đời này qua đời sau rằng: Hai cố thuỷ tổ là Kiều Công Thuỵ (Tự mãnh Cố tiên sinh) và Cố em ruột là Mãnh tướng quân Kiều Phúc An đã từ làm quan trong Triều đình và vì những nguyên nhân khác nhau đã dẫn nhau đến vùng đất này lập nghiệp. Thời gian đó là vào cuối thế kỷ thứ 14 (Đời vua Lê Thánh Tông). Vùng đất này thời đó còn là vùng rừng núi, bãi biển hoang sơ do hạ lưu sông Đáy bồi nên. Cứ khoảng 30 năm, ông cha ở vùng này đã tổ chức đắp đê lấn biển, tạo ra nhưng cánh đồng rộng lớn phì nhiêu. Ở giữa 2 thôn Quảng Phúc và Nộn Khê có con đường, gọi là đường Vòng, là di tích con đê lấn biển thời Hồng Đức còn lại. Thời vua Đinh Tiên Hoàng, vùng núi Thuý, sông Vân (thuộc Ninh Bình) còn là cửa biển Đông. Ông Lê Hoàn thắng trận về cửa biển có núi Thuý, sông Vân này mở hội khao quân và cưới bà Thái hậu Dương Vân Nga. Thời cụ Hồ Chí Minh, năm 1956 đã đắp đê Cồn Thoi, tạo ra nông trường Bình Minh, Năm 1986 lại đắp đê bên ngoài Cồn Thoi tao ra bốn xã là: Kim Nam; Kim Hải; Kim Bắc; Kim Đông. Thật là trời đất xoay vần, nương dâu thành bãi biển, bãi biển thành nương dâu.

Ban đầu, hai cố cùng đến thôn Cội Khê, nay là thôn Nộn Khê. Nộn Khê là ghép 2 chữ cuối của tên 2 thôn Lục Nộn và Cội Khê mà thành. Sau đó hai Cố ở 2 vùng khác nhau.

Cố Thuỵ (tự Mãnh Cố tiên sinh) thì ở lại thôn Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình hiện nay. Họ Kiều được giữ đến đời thứ 6. Bắt đầu từ đời thứ 7 thì đổi thành họ Phạm cho đến nay. Vì vậy để nhớ nguồn gốc, Gia phả lấy tên Gia phả họ Phạm Kiều.

Cố em ruột là Mãnh tướng quân Kiều Phúc An thì vào lập nghiệp tại xóm Bể, thôn Hoa Điền, nay đổi là thôn Mỹ Điền, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Cho đến nay, Chi họ Cố An vẫn giữ đúng họ Kiều.

Thôn Mỹ Điền và thôn Nộn Khê cách nhau khoảng 30km.

Dù trời đất có thay đổi, dù có thay đổi họ, dù có xa cách đường dài, nhưng tình cảm gắn bó anh em cảu các đời con cháu hai Cụ tổ Kiều Công Thuỵ và Kiều Phúc An vẫn không thay đổi.

Trải qua hơn 600 năm, kể từ cuối thế kỷ thứ 14 (đời vua Lê Thánh Tông). Hai Cố tổ vào vùng này lập nghiệp đến nay. Con cháu đời nối đời vẫn vượt qua bao dặm đường dài, vượt qua bao sông, suối, vượt qua những cánh đồng rậm rạp hoang sơ đầy nguy hiểm, với đôi bàn chân đất vẫn đều đặn, liên tục hàng trăm năm đến với ngày Giỗ Tổ. Để dâng những nén hương tâm linh thiêng liêng lên bàn thờ Cổ tổ ở Nộn Khê và Cố tổ ở Mỹ Điền.

Cầu mong, mãi mãi các đời con cháu mai sau, cứ đời nối đời đến với nhau, đến với tình cảm anh em ruột thịt. Nhất là bây giờ, phương tiện đi lại và đường xá giao thông rất thuận lợi.

Kể từ khi đến lập nghiệp, các thế hệ ông cha ta đã chân đạp đất, đầu đội trời vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ, khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp.

Cho đến thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ người Pháp vào chiếm nước ta làm thuộc địa, nhà máy, đôanf điền, hầm mỏ được người Pháp mở ra để khai thác. Vùng quê ta có nhà máy sợi Nam Định, sợi của nhà máy được đưa về quê ta gia công dệt vải. Vì vậy, ngoài việc làm ruộng, người dân quê ta còn có nghề thủ công dệt vải. Nhiều nhà trở nên giầu có nhờ có nghề này. Làng ta có hệ thống đường lát gạch cũng ở thời kỳ này. Cuộc sống nhộn nhịp, sầm uất, hàng quà, bánh khoai, bánh đúc… bán ngoài cổng Đình. Các xóm Thượng, xóm Cầu, xóm Chùa, xóm Chung họ ta chàn ngập tiếng thoi dệt lách cách, sợi vải hồ phơi trắng sân các nhà. Người làng ta trở nên văn minh hơn, đi guốc mộc thay vi đi chân đất, áo trắng quần thâm, trai thanh, nữ tú đã là niềm mơ ước của các tràng trai, cô gái làng bên.

Đã có một bài thơ ngợi ca cuộc sống thanh bình của làng ta. Trong đó có nhưng câu:

… Đường làng ta lát gạch dễ đi

Đường làng ta bóng mát xanh rì

Xóm Cầu, xóm Thượng đường đi đông người…

Họ ta ở xóm Chung, cuối làng. Xóm Cầu có chợ, xóm Thượng có sân bóng đá, có đình làng. Là nơi đô thị nhỏ bé của làng ta.

Đình làng Nộn Khê ngày nay

Rồi Cách mạng tháng 8 thành công, Pháp trở lại xâm lược nước ta. Năm 1948, Pháp nhảy dù Phát Diệm, lập các đồn bốt Giang Nại, Bình Hải, Đức Hậu. Biến làng ta thành vùng giáp gian, vùng đai trắng. Ban ngày thì quân Pháp tấn công vào đốt nhà, cướp của. ban đêm thì du kích, cán bộ Việt Minh về đánh đồn. Để thực hiện “Vường không, nhà trống”. Người dân làng quê ta, họ ta di tản cư. Gần thì vào Thọ Thái, Cô thì. Xa thì vào Thọ Xuân, Nghĩa Trang (Thanh Hoá). Bỏ nhà cửa, ruộng vườn cho cỏ mọc dây leo, rêu phủ xanh tường, thôn xóm hoang sơ. Ở nơi tản cư, người dân làng quê ta lại dựng khung cửi, mua bông keo sợi, mua sợi dệt vải bán ra thị trường. Cũng có nghề dệt vải mà người dân quê ta trong đó có người họ ta có cuộc sống khấm khá, đủ đây hơn.

Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Có số ít người làng quê ta ở lại lập nghiệp, Một số ít nữa di cư đến Nam Định, Hà Nội… Còn đa số về quê nhà. Rồi cải cách ruộng đất, rồi vào tổ đổi công, vào hợp tác xã nông nghiệp, vào hợp tác xã thủ công.

Từ 1956, bà con không còn dệt vải nữa, mà hợp tá xã bố trí cho làm nghề cói: Dóc cói, làm táp bi, thảm cói… Nghề thủ công quá phát triển. Làm ăn tấn tới, làm thủ công được tiêu chuẩn chất lượng thực, nên có cuộc sống khá hơn. Nền sản xuất nông nghiệp tập thể thì yếu kém, thiếu thốn hơn.

Cho đến năm 1990, tình hình kinh tế hết sức khó khăn. Người làm thủ công thì không còn việc làm, ruộng đất ít đi vì giao cho xã bên. Bà con ta đi khắp mọi miền đất nước để làm ăn. Đi gần thì Tam Điệp, Ninh Bình, xa hơn là Nam Định, Hà Nội, Thanh Hoá, xa hơn nữa là Bắc Quang, Hà Giang… Vào tận Bình Dương, Tủ Đức, Lâm Đồng, Gia Lai, Khánh Hoà, Biên Hoà. Họ ta, có người mang cả gia đình, có trường hợp chồng con, anh, em đi trước  rồi về bốc cả gia đình đi sau. Có nhiều trường hợp các cháu đi làm ăn ở đâu rồi lập gia đình, sinh cơ nghiệp ở đó.

Chắc rằng sau này, theo thời gian của tạo hoá. Con cháu nội ngoại của họ Phạm Kiều ta sẽ sinh sôi nảy nở, an cư lập nghiệp ở nhiều vùng đất xa xoi. Như Cố Thuỷ tổ họ ta đã đến Nộn Khê lập nghiệp 600 năm trước.

Xin hãy nhớ về cội nguồn xóm Chung, thôn Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Nơi chôn rau cắt rốn của bao đời cha ông ta…

Trích nguồn


Có sách viết rằng:

Cội nguồn họ ta quê tại thôn Lục Nộn, xã Lý Nhân, huyện Kim Bẳng, tỉnh Hà Nam Ninh. Vào lập nghiệp tại thôn Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Tam Điệp, Hà Nam Ninh (tên cũ là: Thôn Nộn Khê hay thôn Nuốn, xã Quang Phục1940, xã Long Khê 1945, xã Yên Nhân 1949, xã Yên Từ 1956, xã Yên Phong 1972, xã Yên Từ 1985, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 1950. huyện Tam Điệp, tỉnh Hà Nam Ninh 1985).

Vào lập cơ nghiệp cuối thế kỷ thứ 14, đời vua Lê Thánh Tông.

Tính đến 1991, ở Nộn Khê khoảng 568 năm, ở Mỹ Điền khoảng 500 năm.

Hai cụ Thủy tổ của họ ta là cụ Kiều Công Thụy tự Mãnh cố. Cụ em là mãnh tướng quân Kiều Phúc An.

Cụ cố Kiều Công Thụy sinh sống tại xóm Chung, thôn Nộn Khê. Còn cụ em là Kiều Phúc An tham gia quân đội là một mãnh tướng dưới triều Trần.

Khi cố Thụy ở nhà làm ruộng, thì cố An được nhà vua cử đi áp tải lương thực vào bình Nam đánh giặc, chiếm thành trong Nam.

Khi đoàn thuyền quân lương qua cửa bể Thần Phù Chính Đại thì bị bão gió to sóng lớn đã làm đoàn thuyền trở lương do mãnh tướng quân Kiều Phúc An phụ trách bị đắm hoàn toàn.

Cố mãnh tướng quân Kiều Phúc An thấy mình không làm tròn nhiệm vụ. Đã làm tan vỡ kế hoạch bình Nam của nhà vua. Cả sợ với luật pháp thời đó, thường là chu di tam tộc những người phạm tội. Cố An về quê yêu cầu cố Thụy đổi tên họ Kiều thành họ Cao – Phạm để dấu hết tông tích, rồi bỏ nhà, bỏ quán vào đất Mỹ Điền ẩn náu, im hơi lặng tiếng làm ăn sinh sống.

Sau khi nhà vua bị thất bại cuộc bình Nam, xét thấy là tại lòng Trời chưa thuận chứ không phải tội của ông mãnh tướng. Nhà vua đã truy tìm mãnh tướng mà không thấy tung tích. Nên cho là mãnh tướng đẫ tự vẫn.

Để cảm ơn công đức của mãnh tướng, nhà vua và nhân dân lập đền thờ phong thần “Không bằng sắc, vô danh” tại đình làng thôn Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Tam Điệp, Hà Nam Ninh.

Đình làng Nộn Khê

Ngành họ Kiều lập nghiệp tại quê Mỹ Điền từ ngày khởi tổ đến 1991 được 500 năm. Từ đó đến 1991 đã qua 13 đời.

Con cháu sinh sôi nảy nở qua các đời như sau:

Đời 1 được 1 ông

2           1

3            1

4            1

5            4

6            3

7            4

8           4

9           8

10          8

11         19

12         30

Cho đến năm Tân Mùi 1991. Dòng họ đang phát triển ở thế mạnh. Cả dòng họ đã đoàn kết nhất trí xây dựng được nhà thờ. Toàn thể bà con trong họ trên 30 gia đình thì tới 80% đã có nhà cao to, hiện đại, trang bị tiên tiến. Sức khỏe của con cháu  đang ở thế như nước vỡ bờ. Cả dòng họ đang vươn lên con đường ấm no, hạnh phúc.

Tuy vậy, về văn hóa thì còn it con cháu được học hành cao. Đây cũng là do câu chuyện truyền thuyết ông Tú Hùng làm nản lòng bà con trong họ.

Nhưng bà con đều thấy rằng, văn hóa khoa học là cơ sở để sản xuất ra vật chất. Nên học hành rất cần như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Sẵn có cơ sở vật chất, bà con ta, họ ta hãy tích cực vươn lên để bổ túc văn hóa cho mình, cho con cháu mình. Để sau này là những người lao động có tri thức.

Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống mỗi ngày một hiện đại.

Bà con họ Kiều-Phạm hãy tích cực đi học để nâng cao đời sống văn hóa, khoa học.

Ngày 16-01 Tân Mão

03-03-1991

Ông Phạm Chích viết lại