Giới thiệu

Tôi thấy phép nhà cần phải viết lý lịch để lại cho đời sau. Người ta phải lấy Tổ làm gốc. Cũng như cây phải có gốc mới có ngọn, có cành. Sông có nguồn rồi mới có dòng chảy. Nếu không viết sử để lại thì các đời sau biết được từ đâu.
Vậy nên con cháu đời trước kế tiếp đời sau phải luôn chú ý viết lý lịch để lại cho muôn đời con cháu mai sau hiểu biết ngọn nguồn gốc tích của dòng họ Phạm Kiều ta.
Viết lại ngày 15.01. Tân Mùi
01.03.1991
—————————————————————————
LỜI MỞ ĐẦU

Gia phả họ Phạm Kiều được viết bằng chữ Hán do ông Tú tài Phạm Đình Mỹ viết. Ông Tú tài Phạm Đình Mỹ ở đời thứ 11, họ ông Phạm Văn Xưởng.

Người thừa sau là ông Kiều Phạm Thới ở đời thứ 12 sao lại năm Quý Mùi (ngày 14.04.1943). Năm Bảo Đại thứ 18 sao lục lại bằng chữ Hán.

Người dịch từ chữ Hán sang chữ Việt là ông Phạm Văn Tấn, con ông Thơ Kỷ. Ông Thơ Kỷ là anh rể họ ngoại ông Phạm Chích (đời thứ 14).

Người viết sang tiếng Việt là ông Phạm Chích (đời thứ 14). Bản dịch và viết sang tiếng Việt được viết vào năm Nhâm Tý (23.02.1972).

Ban biên tập đã biên soạn, hiệu đính và tổng hợp, bổ sung Gia phả họ Phạm Kiều từ đời thứ nhất đến đời thứ 15. Trong đó còn nhiều khoảng thiếu ở các đời thứ 14, 15.

Các con cháu họ Phạm Kiều ở mọi nơi cần năng liên hệ bổ sung cho Gia phả họ ta ngày càng đầy đủ và phát triển, kế tiếp các đời  thứ 16, 17, 18, 19, 20… sau này.

Mọi liên hệ trực tiếp với Ban quản lý nhà thờ họ ở Nộn Khê. Hoặc gián tiếp qua điện thoại với các đại diện dòng họ Phạm Kiều ở các tỉnh và với quản trị của trang web này. Thông tin sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bổ sung vào Gia phả.

—————————————————————————

LỜI TỰA CỦA BẢN GIA PHẢ HỌ PHẠM KIỀU

Do ông Tú tài Phạm Đình Mỹ viết bằng chữ Hán Nôm.

Lời tựa viết bằng chưa Hán

Cái Văn gia chi hữu phả thế ư thi hồ tạ giã.

Cái Nhân chi sinh bản hổ tổ do mộc chi chi diệp bản hổ căn thuỷ chi lưu phái bản hổ nguyên giã.

Cầu bất cầu kỳ bản tắc hậu nhân ăn chi kỳ, sở tự xuất hổ ngô tộc tính.

Kiều tịch nhập dân xã di lai.

Hoặc xung vi Cao, hoặc xưng vi Phạm, yên đắc, nhân ký sở tại bản giáp nhĩ nhi.

Kiều tính tắc phi thường cải giã dịch diệp trương truyền thứ đại cửu viễn trưng chi.

Gia ký bất đắc kỳ tường tự cứ cựu bạ lược tự kỳ sở, sinh chi tiêu hậu.

Tôn ty sinh ư thiên tải chi hậu nhi cầu ư thiên tải chi tiền, ư yên khả phong thư cơ dĩ đốc gia khánh truyền chi cửu, viễn nhi phát thế gia thi vi ký.

Lời dịch

Tôi thấy nhà cần phải viết lý lịch để lại cho đời sau.

Người ta phải lấy tổ làm gốc, cũng như cây phải có gốc, sau mới có ngọn ngành. Sông có nguồn sau mới sinh dòng, phái.

Nếu không, Đời sau sao biết tông tích họ ta từ đâu.

Họ ta vốn trước là họ Kiều. Song có khi gọi là họ Cao.

Có khi gọi là họ Phạm. Do quá trình thay đổi nay gọi là họ Phạm.

Dù trải qua lâu đời, nhưng lý lịch phải được ghi chép kỹ càng, căn cứ vào gốc Sở cũ, không thể nào thay đổi.

Dù đời trước nối đời sau phải kế thừa mà tìm đến cho ngọn nguồn gốc dễ.

Để lưu truyền mãi mãi cho ngàn đời sau noi theo mà biết rõ gốc tích họ kiều ta.

Trích nguồn